Văn hóa công sở: Có sếp hay nhậu, 'cụng' tới bến hay né tránh?
Chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mới, đỉnh Fansipan đã chính thức đón đợt tuyết rơi đầu tiên của năm mới Ất Tỵ vào ngày 26.1.2025. Càng về đêm, nhiệt độ tiếp tục giảm sâu, tuyết rơi dày hơn và đến sáng 27.1, cả một vùng rừng Hoàng Liên từ độ cao 2.800 mét đến đỉnh Fansipan đã được phủ một lớp tuyết trắng tinh khôi.Cảnh tượng ngoạn mục khi cả không gian rộng lớn của nóc nhà Đông Dương chìm trong lớp tuyết trắng khiến nhiều du khách không khỏi xuýt xoa, trầm trồ. Tuyết phủ lên Đại tượng Phật A Di Đà và lắng đọng trên quần thể tâm linh Fansipan, khiến khung cảnh vốn đã tuyệt đẹp này càng trở nên huyền ảo, mơ màng như chốn bồng lai tiên cảnh.Sáng 27.1, cáp treo Sun World Fansipan Legend đã đưa những du khách đầu tiên lên đỉnh, để họ tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh ấn tượng này. Nhiều người không khỏi phấn khích, tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời bằng máy ảnh và điện thoại, hoặc tham gia ném bóng tuyết, nặn người tuyết.Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo những ngày tới miền Bắc sẽ chìm sâu trong không khí lạnh. Mưa tuyết tại Fansipan sẽ còn tiếp diễn. Nhiệt độ ở đỉnh núi sẽ duy trì ở mức -5 độ đến 0 độ, tạo điều kiện lý tưởng để du khách tiếp tục trải nghiệm tuyết rơi chỉ có tại miền núi phía Bắc Việt Nam.Đặc biệt, dù thời tiết trên đỉnh lạnh giá, không khí vui xuân dưới chân núi lại vô cùng ấm áp, trời hửng nắng. Chỉ còn vài ngày nữa, Fansipan sẽ tổ chức Hội xuân Mở Cổng Trời, với vô vàn hoạt động đặc sắc đậm đà bản sắc văn hóa Tây Bắc, như chợ phiên vùng cao với sự tham gia của 100 nghệ nhân bản địa, các lễ hội dân tộc thiểu số vào cuối tuần, cùng nghi lễ thượng cờ 3 lần mỗi ngày trong những ngày đầu năm mới. Với sự xuất hiện của tuyết rơi và hàng loạt hoạt động vui xuân sôi động, Fansipan chắc chắn sẽ là điểm đến tuyệt vời để du khách đón một cái Tết thật đặc biệt.Những tấm lòng vàng 6.1.2024
Được xem là nhóm ngành đặc thù không phải ai cũng có thể theo học do đòi hỏi yếu tố năng khiếu, tuy nhiên với xu hướng tích hợp công nghệ, các ngành học thuộc lĩnh vực thiết kế - mỹ thuật - kiến trúc ngày càng thu hút người học và vì thế sự cạnh tranh cũng không hề thua kém so với một số ngành "nóng" khác.Trong chương trình tư vấn trực tuyến hôm nay, các chuyên gia sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về cách xét tuyển khối ngành thiết kế - mỹ thuật - kiến trúc, những ngành học mới, những tố chất quan trọng… nếu thí sinh muốn theo đuổi lĩnh vực này.Chương trình được trực tuyến tại địa chỉ: thanhnien.vn, fanpage Facebook, kênh YouTube, Tik Tok Báo Thanh Niên. Trong khi chương trình diễn ra, bạn đọc có thể đặt câu hỏi qua các địa chỉ trên.
Hàng trăm người đi hiến máu trong lễ hội Xuân Hồng
Viện Nghiên cứu thanh niên (T.Ư Đoàn) vừa có báo cáo điều tra thường niên về thanh thiếu niên Việt Nam năm 2024, nhằm đánh giá tình hình thanh thiếu niên trên các lĩnh vực, xác định nhu cầu, nguyện vọng của thanh thiếu niên hiện nay.Số thanh thiếu niên được khảo sát gồm 800 người, ở độ tuổi 16 - 30, bao gồm nhiều đối tượng: học sinh, sinh viên, công chức, viên chức, công nhân, nông dân sinh sống ở cả thành thị và nông thôn.Kết quả khảo sát cho thấy, có 53% thanh niên được hỏi có ý định khởi nghiệp, trong đó trên 1/2 thanh niên mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính, tín dụng (68%); công nghệ thông tin (58,6%) và kinh tế số, doanh dịch vụ, cửa hàng, bán hàng qua mạng internet (56,9%). Đây cũng chính là những xu hướng việc làm nổi trội trong giới trẻ hiện nay, đặc biệt là giai đoạn trong và sau dịch Covid-19.Tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và công nghiệp chế biến (tỷ lệ này lần lượt là 46,8% và 43,5%).Khi được hỏi về khó khăn khi khởi nghiệp, thanh niên đã nêu 3 khó khăn lớn nhất, đó là: tìm kiếm nguồn nhân sự chất lượng, bị người thân phản đối và khả năng quản lý tài chính yếu.Trong đó, tỷ lệ thanh niên cho rằng bị người thân phản đối lên tới 60,5%. Một số khó khăn khác cũng có trên 1/2 thanh niên tham gia khảo sát lựa chọn gồm: phải từ bỏ công việc, sự nghiệp hiện tại (52%) và thiếu vốn đầu tư (51,1%).Báo cáo đã đưa ra nhận định, để thực hiện và triển khai dự án khởi nghiệp của mình, bên cạnh sự nhiệt huyết, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của tuổi trẻ, thanh niên cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, rủi ro, xuất phát từ cả những yếu tố khách quan và chủ quan từ chính bản thân thanh niên.Kết quả khảo sát cho thấy, có gần 3/4 thanh niên được hỏi (72%) có dự định và mong muốn khởi nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thực hiện kế hoạch của mình. Điều này phản ánh tinh thần trách nhiệm của thanh niên trước những quyết định quan trọng của mình; trên cơ sở có sự phân tích, đánh giá những cơ hội, rủi ro, thách thức, cũng như những yếu tố mang tính thời cuộc cả trong nước, khu vực và thế giới.Báo cáo đã khảo sát về những khó khăn của thanh niên mới ra trường trong tìm kiếm việc làm. Kết quả cho thấy, lực lượng lao động trẻ luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi đã, đang và sẽ chuẩn bị bước chân vào thị trường lao động.5 khó khăn mà thanh niên mới ra trường phải đối mặt được các lựa chọn trong khảo sát gồm: thiếu thông tin dự báo về việc làm trong tương lai (64,4%); thiếu kỹ năng nghề nghiệp (63,6%); thiếu vốn (63%); thiếu sự tư vấn về nghề nghiệp, việc làm (62,1%) và kinh nghiệm công việc chưa đáp ứng yêu cầu (61,5%).Bên cạnh đó, 58,1% thanh niên cho rằng thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ; 36,5% cho rằng thiếu thông tin từ nhà tuyển dụng và 20,9% cho rằng không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Công tác xã hội trong trường học, tuy lạ mà quen
Khác với mọi năm, Nguyễn Thiên Di (29 tuổi), ngụ ở 59 Cao Lỗ, Q.8 (TP.HCM) không còn nhận được khoản thưởng tết mà cô gái từng trông chờ. Năm nay, công ty thông báo sẽ thưởng lương tháng 13 dựa trên thâm niên. Tuy nhiên, với thời gian làm việc chỉ 6 tháng, Di không đặt quá nhiều hy vọng.Điều khiến Di hụt hẫng hơn cả là trước tết khoảng 20 ngày, công ty quyết định cắt giảm nhân sự để giảm chi phí. Thiên Di là một trong những người lọt trong danh sách. Bị nghỉ việc đồng nghĩa với việc cô gái mất đi nguồn thu nhập ổn định và không có thưởng tết. Tổng cộng, Thiên Di ước tính mất đi khoảng 20 triệu đồng. "Đó không phải là một con số nhỏ. Tết đến mà không có khoản tiền này, mình buộc phải cắt giảm chi tiêu nhiều thứ", Di nói.Để thích nghi với hoàn cảnh, Thiên Di thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế đi cà phê hay ăn uống bên ngoài. "Mình sẽ nấu cơm nhà, cố gắng tiết kiệm tối đa. Tết năm nay, không còn những bữa ăn thịnh soạn hay những kế hoạch vui chơi", Di buồn bã kể.Hồ Thị Bích Ngọc (25 tuổi), ngụ ở hẻm 58 đường số 5, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân (TP.HCM) chia sẻ các tết năm nay của cô khác xa mọi năm vì công ty không có thưởng tết do kinh tế khó khăn. Số tiền lương ít ỏi khiến cô nhân viên văn phòng phải cắt giảm mọi kế hoạch tết. Ngọc dự định sẽ ở lại TP.HCM để làm thêm để tiết kiệm chi phí, thay vì về quê thăm gia đình. "Năm nay không quần áo mới, mình cũng chẳng dám nghĩ đến việc đi chơi. Mình hy vọng năm mới mọi thứ sẽ tốt hơn, không phải sống trong cảnh bất an như thế này", Ngọc nói.Lê Trinh (27 tuổi), cựu sinh viên Trường ĐH Bình Dương, hiện là giáo viên thời vụ tại một trung tâm tiếng Anh ở TP.Thủ Đức, TP.HCM, chia sẻ rằng tết năm nay của cô đầy những nỗi buồn và lo toan. "Với hợp đồng thời vụ, mình không được tính vào diện nhân viên chính thức nên không có tiền thưởng tết", Trinh kể.Theo Trinh, lương tháng cũng không đủ dư dả để cô tích góp cho dịp tết, trong khi các khoản chi phí như tiền thuê trọ, tiền ăn và quà cho nội ngoại hai bên vẫn phải lo. Để đối mặt với khó khăn, Trinh buộc phải cắt giảm các chi tiêu cá nhân, từ việc hạn chế mua sắm cho đến việc không tham gia các hoạt động giải trí như trước đây. "Tết chỉ vui khi mình có đủ đầy và không còn lo nghĩ về cơm áo gạo tiền", cô chia sẻ với ánh mắt buồn bã.Dù khó khăn, Thiên Di cho rằng mình vẫn còn may mắn khi sớm nhận ra dấu hiệu bất ổn của công ty. Cô gái đã chủ động tìm một công việc mới trước khi bị sa thải. Công việc mới tuy không mang lại thu nhập cao như trước, nhưng đủ để cô duy trì cuộc sống và vượt qua giai đoạn khó khăn này.Trong khi đó, Lê Trinh nói rằng cô sẽ lập lại kế hoạch chi tiêu, ưu tiên những mục tiêu quan trọng như tiền thuê trọ, ăn uống cơ bản và quà tết thiết yếu. Các khoản không cần thiết như mua sắm quần áo mới, trang trí nhà cửa sẽ được cắt giảm tối đa.Bích Ngọc cho biết cô sẽ tìm hiểu các việc làm thời vụ như bán hàng, phục vụ… để cải thiện thu nhập ngày tết. Những công việc này tuy ngắn hạn nhưng có thể mang lại khoản thu nhập tạm thời, giúp giảm bớt áp lực tài chính.Theo chị Dương Huỳnh Thanh Kim, phụ trách phòng Dịch vụ việc làm tại Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên TP.HCM, những ai đang gặp khó khăn về công việc nên tận dụng thời gian rảnh rỗi để đầu tư vào các khóa học ngắn hạn nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn. Đây là cơ hội để bạn không chỉ cải thiện thu nhập mà còn gia tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động, mở ra những cơ hội việc làm ổn định và tốt hơn trong tương lai.Trong khi đó, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư Công ty chứng khoán Maybank, khuyến khích mọi người tạo không khí tết bằng cách tối ưu chi phí như tận dụng lại đồ cũ hoặc tự tay làm các món ăn đơn giản, giảm bớt chi tiêu không cần thiết. Sau tết, việc lên kế hoạch tài chính cụ thể để tích lũy hoặc đầu tư nhỏ sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những tình huống bất ngờ trong tương lai. Bạn nên gia tăng tài sản, tạo nhiều nguồn thu, cố gắng có nguồn thu bị động, lập kế hoạch dự phòng... để giảm bớt áp lực tài chính.